
Long – Ly -Quy – Phượng là tụ họp của bốn loài vật nổi tiếng ở Việt nam, tương đương với rồng – kỳ lân – rùa – phượng hoàng. Người ta gọi bốn loài này là tứ linh, có ý nghĩa phong thủy rất lớn đối với mỗi gia đình.

01. Long – rồng
Rồng là linh vật đứng đầu trong 4 linh vật, là biểu tượng của hoàng đế, của bậc chính nhân quân tử. Biểu tượng Rồng thường được thêu trên long bào của vua chúa để thể hiện quyền uy tối thượng. Chỉ vua chúa ngày xưa mới có quyền được sử dụng biểu tượng rồng.Thế nên, rồng được xem là linh thú có quyền năng, mang lại nguồn dương khí dồi dào. Sự xuất hiện của rồng mang lại những điều tốt đẹp, thuận lợi và may mắn. Vì vậy, mà hình ảnh về loài rồng được thể hiện đa dạng trên các sản phẩm điêu khắc, hội họa, kiến trúc hay thêu thùa.
Đặt rồng phong thủy ở vị trí thông thoáng của căn nhà, nơi có nguồn năng lượng dồi dào, phù hợp với đặc tính loài rồng. Đặt đầu rồng hướng về phía rộng rãi nhìn được bao quát căn nhà, tránh đặt về phía hướng cửa sổ, sát tường hoặc góc nhà.
02. Ly – Kì lân
Loài linh vật thứ hai sau Long chính là Ly biểu tượng của trí tuệ. Ly còn được gọi là Lân. Sự xuất hiện của Kỳ Lân thường báo hiệu cho một năm thái bình thịnh trị và mang lại điềm lành. Ở Việt Nam, Lân có mắt to, mũi to, mõm ngắn, phần đuôi xù cong.
Kỳ lân được đánh giá là linh vật nhân từ do chỉ ăn cỏ, không làm hại bất kỳ ai. Do đó, nó tượng trưng cho hòa bình và sự thịnh vượng. Trong phong thủy, kỳ lân là con vật mang lại sự may mắn, phúc – lộc và thịnh vượng.
03. Quy – Rùa
Trong bộ Tứ linh thì Quy là con vật có thật duy nhất trong tự nhiên. Rùa là loài bò sát lưỡng cư có tuổi thọ cao, có sức sống mãnh liệt; có thể sống từ khu vực núi cao đến biển sâu vì thế rùa là biểu tượng cho sự trường tồn bất diệt. Rùa cũng là loài vật được phóng sinh trong các dịp lễ của Phật giáo. Rùa là linh vật tượng trưng cho sự thanh tao và thoát tục. Rùa là loài bò sát lương cư có sức sống rất mãnh liệt ngay cả khi không có thức ăn. Đây cũng là linh thú có thật trong tự nhiên.
Trong phong thủy, Rùa thường được kết hợp với Rắn (Quy xà hợp thể) hoặc Rùa đầu rồng (Long Rồng) để tạo nên một linh vật thiêng liêng. Ở Việt Nam, biểu tượng rùa xuất hiện nhiều trong các công trình văn hóa. Đặc biệt là Rùa đá trong văn miếu Quốc Tử Giám – nơi minh chứng cho truyền thống văn hóa lịch sử của Việt Nam.
04. Phụng – phượng hoàng
Phung là Phượng hoàng, được voi như hoàng hậu, đi cùng với Long. Phượng Hoàng có khả năng bất tử bởi vòng đời không bao giờ kết thúc. Khi tồn tại được một khoảng thời gian, Phượng sẽ tự kết thúc vòng đời, tái sinh lại với sức mạnh mãnh liệt hơn trước. Do đó, Phụng trong Tứ linh là đại diện cho phẩm hạnh cao quý, thanh nhã, sự trường tồn vĩnh cửu. Loài vật này cũng thường được sử dụng để miêu tả cho vẻ đẹp của nữ giới; chỉ những người phụ nữ có vẻ ngoài xinh đẹp (mắt phượng mày ngài) và có phẩm giá thanh cao.

Bộ tứ linh có ý nghĩa quan trọng đối với phong thủy Việt Nam và đối với việc thiết kế nội thất phong thủy. Bốn con vật này mang lại may mắn cho gia chủ, khiến gia đình của gia chủ luôn dồi dào sức khỏe và công việc hanh thông.