Gỗ mun là một trong những loại gỗ quý trong tự nhiên được khai thác từ cây gỗ mun, có tên khoa học là Diospyros mun, thuộc họ Thị. Gỗ mun còn được gọi là mun đen, mun sừng, mun sọc…Đây là loại cây gỗ quý, khan hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do bị khai thác quá mức. Hiện nay, gỗ mun được ghi trong sách đỏ Việt Nam, cấm xuất khẩu và cấm khai thác.
Cây gỗ mun được coi là loài cây bản địa của Việt Nam, ngoài ra còn phân bố rải rác ở Lào và Campuchia. Ở Việt Nam cây phân bố chủ yếu ở Hà Giang, Tuyên Quang, Nghệ An, Khánh Hòa, …Hiện nay gỗ mun cũng được trồng ở một số nước châu Á, châu Phi cùng chi Thị với gỗ mun Việt Nam.
Đặc điểm của gỗ mun
Gỗ mun là loại gỗ quý thuộc nhóm I trong Bảng phân loại nhóm gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam, có giá trị kinh tế, giá trị tâm linh cao. Vậy đặc điểm của gỗ mun là gì? Gỗ mun có tốt không?
Đặc điểm nổi bật của gỗ mun
-
Chất gỗ cứng, giòn, có trọng lượng rất nặng. Cấu trúc gỗ mun chặt chẽ, tom gỗ nhỏ khiến bề mặt gỗ mịn và có khả năng chống mối mọt, cong vênh rất hiệu quả.
-
Màu đen đặc trưng cùng các vân gỗ đẹp, đều, mịn khiến gỗ mun được nhiều khách hàng yêu thích lựa chọn.
-
Gỗ mun khi để lâu sẽ chuyển dần sang màu đen, các vân gỗ mờ đi. Gỗ rất khó xây xước, càng dùng lại càng sáng bóng nâng cao giá trị cho sản phẩm.
-
Gỗ mun có hương thơm nhẹ nhàng khá dễ chịu. Tinh dầu trong gỗ còn khiến gỗ mun luôn bóng mịn.
-
Đặc điểm nổi bật khác hẳn các loại gỗ tự nhiên khác là gỗ mun chìm khi được thả vào trong nước.
-
Vì đặc tính cứng, giòn, khó gia công nên các thành phẩm từ gỗ mun trên thị trường có giá trị rất cao.
Gỗ mun nào tốt nhất?
-
Gỗ mun sừng có tỷ trọng lớn nhất (995kg/m3) và khả năng chịu lực cao nhất trong tất cả các loại gỗ mun. Mun đen, mun sọc và mun hoa có tỷ trọng và độ chắc giảm xuống một chút.
-
Tuy nhiên, tất cả các loại gỗ mun Việt Nam đều rất tốt và có giá trị cao. Vì vậy, tùy theo đặc điểm, sở thích và nhu cầu sử dụng mà khách hàng có thể chọn loại gỗ mun khác nhau.
-
Tất cả các loại gỗ mun tự nhiên của Việt Nam đều có tuổi thọ sử dụng rất cao, lên đến hàng trăm năm nếu được bảo quản tốt.
Các loại gỗ mun phổ biến hiện nay
-
Gỗ mun là loại cây có khá nhiều “anh chị em” và mỗi loại lại có đặc điểm riêng. Tuy nhiên, các loại gỗ mun đều đang ở tình trạng khan hiếm và hạn chế hoặc cấm khai thác.
Gỗ mun có mấy loại?
-
Hiện nay có 4 loại mun phổ biến của Việt Nam là mun đen, mun sừng, mun hoa và mun sọc. Ngoài ra còn có các loại khác được phân theo xuất xứ như mun Lào, mun Nam Phi …
Dưới đây là các loại mun phổ biến nhất trên thị trường gỗ mun của Việt Nam hiện nay:
Mun đen
-
Mun đen là loại gỗ có độ bóng cao nhất trong các loại gỗ mun. Sở hữu màu đen tuyền, mun đen tuyệt đẹp, hầu như không có tom gỗ và rất ít dăm.
-
Mun đen cũng mang đặc điểm chung của gỗ mun là cứng, rắn chắc và khó gia công.
-
Trong quá trình sử dụng, mun đen hay xuất hiện các lỗ chân chim khi khí hậu thay đổi đột ngột. Do đó, cần phải bảo quản mun đen cẩn thận để sử dụng được lâu dài.
Mun sừng
-
Mun sừng còn được gọi là mun đá, cây gỗ sống phổ biến ở vùng Nam Trung Bộ từ Bắc Bình Thuận đến Khánh Hòa.
-
Gỗ mun sừng rất nặng, tương đương gỗ trắc, chất gỗ cứng giòn, khó gia công. Khi mới khai thác, mun sừng có màu xanh vàng kaki, theo thời gian gỗ dần xuống màu thành màu đen như màu sừng. Các tom gỗ, vân gỗ dần biến mất tạo thành màu đen trơn tuyền như mun đen.
-
Mun sừng đôi khi sẽ có lang trắng, được hình thành từ lúc cây còn nhỏ. Vì gỗ giòn như than đá, dễ nứt gãy nên đòi hỏi người chế tác phải có tay nghề tốt, kinh nghiệm nhiều.
Mun hoa
-
Là loài cây đặc trưng của vùng Tây Nguyên, mun hoa có độ cứng cao, giòn như than đá, cần tỉ mỉ khi gia công. Do đó, các thành phẩm từ gỗ mun hoa có giá trị rất cao.
- Gỗ mun hoa có tốt không? Gỗ mun hoa là loại gỗ có giá trị thẩm mỹ rất cao, mang vẻ đẹp độc đáo. Chất gỗ cứng chắc, chống mối mọt, cong vênh hiệu quả; tuổi thọ sử dụng cực cao. Là một trong những loại gỗ tốt nhất hiện nay.
-
Đặc điểm nổi bật là các hoa văn sọc trắng vàng và đen xen kẽ lẫn nhau. Sớ gỗ mịn, đanh cứng tương đương gỗ trắc.
-
Các sản phẩm mun hoa hiện nay chủ yếu được làm từ gỗ mun Lào và Campuchia với chất gỗ không tốt như mun hoa Việt Nam và thường chắp ghép nhiều chứ không được nguyên khối.
Mun sọc
-
Gỗ mun sọc thường bị nhầm với mun hoa. Tuy nhiên bạn vẫn có thể phân biệt hai loại này qua những đặc điểm riêng biệt của từng loại.
-
Gỗ mun sọc cũng là loại gỗ đặc hữu của vùng Tây Nguyên. Mun sọc có vân gỗ màu xanh đen như màu phân ngựa xen kẽ sọc trắng, các vân sáng chạy dọc thân gỗ, thẳng nếp hơn mun hoa. Vân gỗ mun sọc đẹp, chất gỗ dẻo hơn mun sừng, độ bền cơ học cao nên cũng dễ chế tác hơn 3 loại còn lại.
-
Sau thời gian sử dụng mun sọc cũng sẽ dần chuyển màu đen như các loại mun khác, tuy nhiên không đen bằng mun hoa hay mun sừng.
Mun da báo
-
Mun da báo sinh trưởng và phát triển trên các vùng núi đá, rừng sâu. Là loại gỗ có độ bền cao, dẻo dai, thích hợp điêu khắc thủ công mỹ nghệ.
-
Mun da báo được lấy tên dựa vào đặc điểm nổi bật của gỗ là có có màu vàng đen của da báo, các đường viền đen vòng theo thân gỗ cũng đường nét vân uốn lượn.
-
Mun da báo có dăm gỗ thô, rất cứng, độ bền cao, chịu được thời tiết khắc nghiệt.
Gỗ mun Lào
-
Là loại gỗ mun có nguồn gốc từ Lào, Campuchia. Đây là loại gỗ được sử dụng phổ biến để chế tác đồ nội thất từ gỗ mun hiện nay ở Việt Nam.
-
Gỗ mun lào có tốt không?
-
Gỗ mun Lào có đặc tính tương tự gỗ mun Việt Nam. Mun Lào tốt hơn mun Nam Phi nhưng không tốt bằng gỗ mun Việt Nam.
Mun đuôi công
-
Mun đuôi công còn được gọi là mun Nam Phi, là loại gỗ mun được nhập khẩu trực tiếp từ châu Phi để thay thế cho gỗ mun Việt Nam.
-
Mun đuôi công có thớ gỗ to, nhiều hơn các loại gỗ mun khác tại Việt Nam. Đường kính gỗ bản rộng nên thường được sử dụng để gia công các đồ mỹ nghệ kích thước lớn .
-
Gỗ mun đuôi công dễ bị nứt, mềm và nhiều mùn hơn. Do đó giá trị của loại gỗ này thấp hơn hẳn các loại còn lại trong họ mun.
Tác dụng của gỗ mun
Gỗ mun là loại gỗ quý, được sử dụng rất nhiều trong đời sống con người. Đây là loại gỗ thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng và đem lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay, gỗ mun được sử dụng với các mục đích như:
-
Chế tác đồ nội thất: bàn ghế, sập, giường, bàn phấn, …
-
Thủ công mỹ nghệ: vòng tay, tượng điêu khắc, lục bình, hộp bút, …
-
Vật dụng gia đình: đũa, bát, khay trà, hộp trà…
-
Ngoài ra, gỗ mun còn được sử dụng nhiều trong phong thủy với mục đích hộ thân, trừ tà ma, cải thiện sức khỏe, đem lại may mắn, bình yên cho gia chủ.
Gỗ mun sừng có tác dụng gì?
- Mun sừng là loại gỗ có tỷ trọng lớn, khả năng chịu lực cao nhất nên ngoài các công dụng kể trên, còn được sử dụng để làm các sản phẩm như cửa, sàn nhà…
So sánh gỗ mun vs gỗ trắc
Loại | Gỗ mun | Gỗ trắc | |
Nhóm gỗ | Nhóm I | Nhóm I | |
Màu sắc, vân gỗ | Màu đen đặc trưng độc đáo. Vân gỗ đẹp, cuốn hút. |
Gỗ trắc có 4 loại chia theo màu sắc gồm trắc đỏ, trắc đen, trắc xanh, trắc vàng. Vân gỗ đẹp chìm nổi như mây mù. |
|
Độ bền | Chất gỗ cứng, giòn, trọng lượng nặng, rất khó trầy xước, càng dùng lâu càng sáng bóng. | Gỗ cứng chắc, tỷ trọng lớn, bền, chịu thời tiết khắc nghiệt tốt | |
Giá thành | Theo thời điểm, tuổi thọ gỗ | 600 – 800.000/kg |
So sánh gỗ mun & gỗ gụ
Loại | Gỗ mun | Gỗ gụ |
Nhóm gỗ | Nhóm I | Nhóm I |
Màu sắc, vân gỗ | Màu đen đặc trưng độc đáo. Vân gỗ đẹp, cuốn hút. |
Gỗ có màu vàng nhạt, vàng trắng đặc trưng, màu nâu đỏ, nâu đậm (gỗ lâu ngày). Vân gỗ có màu nâu đỏ, vân dạng xoắn rất đẹp. |
Độ bền | Chất gỗ cứng, giòn, trọng lượng nặng, rất khó trầy xước, càng dùng lâu càng sáng bóng. | Độ cứng tốt, bền chắc, chống được cong vênh, mối mọt. Độ bền tốt, tuổi thọ gỗ lên tới hàng trăm năm. |
Giá thành | Theo thời điểm, tuổi thọ gỗ | 30 – 50 triệu/m3 tùy chất gỗ. |
So sánh gỗ cẩm lai & gỗ mun
Loại | Gỗ mun | Gỗ cẩm lai |
Nhóm gỗ | Nhóm I | Nhóm I |
Màu sắc, vân gỗ | Màu đen đặc trưng độc đáo. Vân gỗ đẹp, cuốn hút. |
Nâu ánh hồng, đen, xanh, tím. Vân nhỏ, vân đẹp với nhiều họa tiết đặc biệt. |
Độ bền | Chất gỗ cứng, giòn, trọng lượng nặng, rất khó trầy xước, càng dùng lâu càng sáng bóng. | Độ cứng cao, khả năng chống mối mọt tốt Khả năng chịu lực vượt trội, bền bỉ theo thời gian |
Giá thành | Theo thời điểm, tuổi thọ gỗ | 50 – 90 triệu/m3. |
So sánh gỗ mun & gỗ óc chó
Loại | Gỗ mun | Gỗ óc chó | |
Nhóm gỗ | Nhóm I | Nhóm IV | |
Màu sắc, vân gỗ | Màu đen đặc trưng độc đáo. Vân gỗ đẹp, cuốn hút. |
Gỗ có màu kem, tâm gỗ có màu nâu nhạt hoặc nâu socola. Vân gỗ cuộn xoáy đẹp độc đáo. |
|
Độ bền | Chất gỗ cứng, giòn, trọng lượng nặng, rất khó trầy xước, càng dùng lâu càng sáng bóng. | Khả năng chịu lực tốt, dễ uốn cong bằng hơi nước, gỗ cứng, khả năng chống va chạm cao. | |
Giá thành | Theo thời điểm, loại gỗ | 30 – 40 triệu/m3. |
So sánh gỗ gõ đỏ & gỗ mun
Loại | Gỗ mun | Gỗ gõ đỏ |
Nhóm gỗ | Nhóm I | Nhóm I |
Màu sắc, vân gỗ | Màu đen đặc trưng độc đáo. Vân gỗ đẹp, cuốn hút. |
Gỗ gõ đỏ có màu đỏ nhạt đến đỏ đậm, vân gỗ từ nâu đậm đến đen. Vân gỗ đẹp, đường vân rõ rệt mang giá trị thẩm mỹ cao, thớ gỗ mịn, có mùi thơm |
Độ bền | Chất gỗ cứng, giòn, trọng lượng nặng, rất khó trầy xước, càng dùng lâu càng sáng bóng. | Gỗ cứng chắc, trọng lượng nặng, cần chế tác kỹ lưỡng, tốn công Có khả năng chống mối mọt hiệu quả, ít bị cong vênh, biến dạng do thời tiết và thời gian sử dụng |
Giá thành | Theo thời điểm, tuổi thọ gỗ | 30 – 70 triệu/m3 tùy thời điểm |
So sánh gỗ mun & gỗ lim
Loại | Gỗ mun | Gỗ lim |
Nhóm gỗ | Nhóm I | Nhóm II |
Màu sắc, vân gỗ | Màu đen đặc trưng độc đáo. Vân gỗ đẹp, cuốn hút. |
Gỗ có màu xanh (lim xanh), vàng (lim vàng), đen (lim đen), đỏ (lim đỏ. Vân gỗ đẹp, vân mịn dạng xoắn. |
Độ bền | Chất gỗ cứng, giòn, trọng lượng nặng, rất khó trầy xước, càng dùng lâu càng sáng bóng. | Gỗ có thớ gỗ chắc chắn, rất cứng, trọng lượng nặng, khả năng chống mối mọt vượt trội. Độ bền cực tốt, phù hợp với khí hậu tại Việt Nam. |
Giá thành | Theo thời điểm, tuổi thọ gỗ | 16 – 30 triệu/m3 tùy loại gỗ |