GỖ SƠN HUYẾT ƯU – NHƯỢC ĐIỂM & GIÁ TRỊ SỬ DỤNG

Thông tin về gỗ sơn huyết

Gỗ Sơn huyết- gỗ nhóm 1- là một trong các loại gỗ quý, nhựa cây có độc
Gỗ sơn huyết
  • Cây sơn huyết có tên khoa học là Melanorrhoea laccifera Pierre, thuộc họ Đào Lộn Hột. Ngoài ra, cây sơn huyết còn được gọi là cây sơn tiêu hay sơn rừng.

  • Sơn huyết là cây thân gỗ trung bình, cao trung bình từ 20 – 30m, đường kính trung bình cây từ 30 – 50cm. Vỏ cây sơn huyết có màu xám tro, nứt dọc, thịt vỏ dày.

  • Loài cây này phổ biến ở các nước nhiệt đới, phát triển và sinh trưởng mạnh mẽ trên các lưu vực đồng bằng nơi có phu sa cổ vun đắp. Ngoài ra, cây còn được tìm thấy rải rác ở các cánh rừng thưa, ở độ cao từ 200 – 800m, có nơi lên đến 1000m.

  • Cây sơn huyết sinh sống nhiều tại khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam. Ở nước ta, cây phân bố ở các tỉnh vùng Tây Nguyên và miền trung vào nam như Tây Ninh, Quảng Nam, Bà Rịa Vũng Tàu, …

Gỗ sơn huyết là gì?

  • Gỗ sơn huyết được khai thác từ cây sơn huyết, thân gỗ có màu đỏ thẫm như huyết nên mới có cái tên sơn huyết. Gỗ màu đỏ tươi còn được gọi là “dòng màu của núi rừng”, đem lại vẻ đẹp tuyệt mỹ cho các sản phẩm nội thất.

  • Gỗ sơn huyết được xếp vào nhóm I là nhóm gỗ quý hiếm, có vân gỗ dạng thẳng hay dạng sóng rất đẹp và đem lại giá trị kinh tế cao. Đây cũng là loại gỗ tự nhiên được yêu thích trong sản xuất nội thất, mỹ nghệ với ý nghĩa phong thủy cao.

  • Vỏ gỗ sơn huyết có lớp thịt dày 7 – 8mm chứa nhựa gỗ rất độc, gây phỏng da khi chạm vào. Khi gỗ cứng lại phần này sẽ có nhựa mủ màu vàng hoặc đen, là loại cây họ dầu hơi khác một chút với căm xe.

Gỗ sơn huyết có tốt không?

Gỗ sơn huyết có tốt không là câu hỏi mà nhiều người chưa biết rõ về loại gỗ này thường thắc mắc. Có thể khẳng định sơn huyết là một loại gỗ quý với màu sắc nổi bật, đem lại nhiều giá trị thẩm mỹ, giá trị sử dụng cho cuộc sống. Tuy nhựa gỗ sơn huyết khá độc nhưng thịt gỗ lại rất an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường.

Ưu điểm gỗ sơn huyết

  • Gỗ sơn huyết có lõi gỗ cứng chắc, nặng, có độ bền cơ học cao, chống va đập và chịu lực tốt nên là lựa chọn tốt cho các đồ nội thất chịu lực.

  • Gỗ nặng, đanh cứng, có khả năng kháng mối mọt cao nên các sản phẩm từ gỗ cũng có chất lượng vượt trội, luôn bền bỉ theo thời gian.

  • Vân gỗ sơn huyết mịn, đẹp tạo nên màu sắc đều đặn, nổi bật đem lại vẻ ngoài sang trọng, độc đáo cho các sản phẩm chế tác.

  • Thịt gỗ có màu đỏ tươi mang theo ý nghĩa may mắn, tài lộc rất được ưa chuộng trong lĩnh vực phong thủy, tâm linh.

  • Gỗ có mùi hương dễ chịu đặc biệt quý hiếm, không độc, sẽ đem lại không khí thoải mái, dễ chịu cho các không gian trưng bày.

Nhược điểm gỗ sơn huyết

  • Nhựa sơn huyết khá độc nên cần cẩn thận trong quá trình đốn, chặt và xử lý gỗ tươi. Nhựa rơi vào da có thể gây cháy, phồng rộp và ngứa ngáy khó chịu.

  • Khi đốt gỗ sơn huyết, khói từ gỗ có thể gây ngạt thở, khó chịu. Do đó, cần chú ý không được đốt gỗ sơn huyết khi khai thác hay sử dụng.

Cách phân biệt gỗ sơn huyết

  • Màu đỏ của gỗ sơn huyết thường khiến người xem nhầm lẫn với hương đỏ, sưa đỏ hay các loại gỗ tự nhiên có màu đỏ khác. Tuy nhiên, với người hiểu biết về gỗ thì có thể dễ dàng phân biệt dựa vào sắc đỏ của từng loại gỗ.
  • Gỗ sơn huyết có màu đỏ thẫm như máu, đây chính là ấn tượng đầu tiên mỗi khi nhìn thấy loại gỗ này. Màu sắc gỗ đậm hơn hẳn các loại gỗ nhóm 1 khác, có màu tương tự như gỗ trắc đỏ và chỉ kém sắc so với gỗ sưa đỏ một chút ít về độ đậm. Và đây cũng là cách phân biệt gỗ sơn huyết được nhiều người sử dụng nhất.

Ứng dụng gỗ sơn huyết

Gỗ sơn huyết là gì? Gỗ sử dụng có tốt không?
Ứng dụng gỗ
  • Với khả năng chịu lực tốt và tuổi thọ cao, gỗ sơn huyết thường được sử dụng để thiết kế nội thất gia đình như bàn ghế, tủ quần áo, tủ kệ trang trí,… Nó còn được sử dụng để tạo thành các vật liệu hoàn thiện cho công trình kiến trúc phổ biến là sàn gỗ.

  • Màu sắc đỏ tươi của gỗ sơn huyết mang đến giá trị tâm linh cao nên cũng được ưa chuộng trong chế tác đồ thờ cúng như sập thờ, bàn thờ, .. và các đồ thủ công mỹ nghệ phong thủy như lục bình gỗ, tượng gỗ phong thủy.

  • Nhựa gỗ sơn huyết còn được tận dụng để sơn lên bề mặt của các sản phẩm nội thất nhằm giảm sự tấn công của mối mọt, chống thấm nước cho gỗ thêm bền hơn. Bên cạnh đó còn tạo nên vẻ ngoài bóng đẹp cho các sản phẩm.

  • Gỗ sơn huyết còn được biết đến là một vị thuốc nam, có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền xưa và hiện tại vẫn được sử dụng trong các phòng khám đông y với tác dụng chữa bệnh.

Share:

Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *